info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Quy định bảo hộ nhãn hiệu mới nhất năm 2020

Quy định bảo hộ nhãn hiệu mới nhất năm 2020 trong Luật Kinh doanh bảo hiểm Luật sở hữu trí tuệ số 42/2019/QH14 vừa được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 14 tháng 6 năm 2019.

Quy định bảo hộ nhãn hiệu mới nhất năm 2020

Để góp phần giúp các tổ chức, doanh nghiệp nắm bắt được các Quy định bảo hộ nhãn hiệu mới nhất năm 2020 – 2022, luật Minh Anh đưa ra quy định mới sau đây:

Theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Luật số 42/2019/QH14 về nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu:ngoài hành vi sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi và bổ sung, thì theo quy định mới nhất năm 2020, việc sử dụng của bên nhận chuyển quyền theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu cũng được coi là hành vi sử dụng nhãn hiệu.

Luật SHTT năm 2005  tại Khoản 2 Điều 148 quy định “hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp”. Điều này có nghĩa là, trên thực tế, việc người được cấp phép sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trong hợp đồng chưa đăng ký có thể bị các cơ quan có liên quan bỏ qua cho các giao dịch tiếp theo như thanh toán tiền bản quyền, chuyển tiền bản quyền ra nước ngoài hoặc chấm dứt nhãn hiệu không được sử dụng trong năm năm liên tiếp.

Khoản 27 Điều 18 Hiệp định CPTPP đã loại bỏ vấn đề này, bằng cách quy định rõ ràng rằng không một quốc gia thành viên nào có thể yêu cầu đăng ký cấp phép sử dụng nhãn hiệu để thiết lập hiệu lực của việc cấp phép đó.

Để tuân thủ Khoản 27 Điều 18 của Hiệp định CPTPP, hai Điều 136 và 148 của Luật SHTT đã được sửa đổi. Cụ thể là:

  • Khoản 2 Điều 136 được sửa đổi như sau:

2.       Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu. Việc sử dụng nhãn hiệu bởi bên nhận chuyển quyền theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu cũng được coi là hành vi sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật này.”.

  • Các Khoản 2 và 3 Điều 148 được sửa đổi như sau:

2.       Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên.”

3.       Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tại khoản 2 Điều này, trừ hợp đồng sử dụng nhãn hiệu, phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp mới có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba.

Như vậy, khi doanh nghiệp của bạn đang sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm của mình tiêu thụ tại Việt Nam, bạn hãy lưu ý đến nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu theo quy định bảo hộ nhãn hiệu mới nhất năm 2020 – 2022, đảm bảo nhãn hiệu của doanh nghiệp bạn tránh bị gián đoạn thời gian sử dụng quá mức cho phép, được bảo hộ bởi pháp luật hiện hành.