Pháp luật quy định như thế nào về hình thức kinh doanh hộ gia đình
Về việc này, Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Minh Anh xin được trả lời như sau:
Theo Điều 106. Quy định Hộ gia đình
“Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này”.
Như vậy Hộ gia đình với tư cách là đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực kinh doanh khác. Tuy nhiên, Hộ gia đình là chủ thể của quan hệ dân sự cần có đủ ba điều kiện sau:
- Thành viên trong gia đình là những người có quan hệ hôn nhân huyết thống hoặc nuôi dưỡng;
- Các thành viên phải có tài sản chung;
- Các thành viên phải cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung;
Hộ gia đình với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự khác với Hộ gia đình theo quy định về quản lý hộ khẩu. Hộ gia đình trong quản lý nhà nước về nhân khẩu là những người có cùng tên trong sổ hộ khẩu. Ngoài ra, có thể là người có quan hệ họ hàng sống chung một nhà và có tên trong sổ hộ khẩu. Thành viên của Hộ gia đình trong quản lý nhà nước về nhân khẩu không cùng sản xuất kinh doanh, mỗi người đều có nghề nghiệp khác nhau.
Vd: trong Hộ gia đình có người làm công nhân nhưng cũng có người làm viên chức…
Ở nước ta hiện nay mà chủ yếu ở nông thôn HGĐ trong quan hệ dân sự là chủ thể của quan hệ đất đai. Nhà nước giao cho các thành viên của Hộ để sản xuất kinh doanh, Các thành viên của HGĐ có quyền sử dụng chung, định đoạt quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Trong sản xuất kinh doanh các thanh viên của HGĐ đóng góp công sức để cùng sản xuất kinh doanh lợi nhuận thu được là tài sản chung của HGĐ được sử dụng để phát triển sản xuất kinh doanh của Hộ Gia Đình.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn hỏi, mọi chi tiết bộ phận Tư vấn pháp luật dân sự của chúng tôi để biết thêm chi tiết.