Phá sản doanh nghiệp hay giải thể doanh nghiệp ?
Phá sản và giải thể là hai hình thức đều dẫn tới sự chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp không thể phân biệt rõ ràng dẫn tới sai xót trong xử lý, chính vì điều đó chúng tôi – Công ty tư vấn Minh Anh xin đưa ra một số quan điểm như sau:
- Điểm giống nhau:
- Doanh nghiệp bị thu hồi con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngừng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp.
- Phân chia tài sản còn lại cho các chủ nợ và giải quyết quyền lợi cho người làm công.
- Đều phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản.
- Điểm khác nhau:
- Về nguyên nhân:
+Phá sản: Tình trạng doanh nghiệp không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu và bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản.
+Giải thể: Xuất phát từ ý chí chủ quan của chủ sở hữu, hoặc do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, do hết hạn hợp đồng mà không gia hạn thêm vì bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Về trình tự, thẩm quyền giải quyết:
+Phá sản: Phá sản sẽ chuyển quyền điều hành cho Tòa án quản lý để giải quyết tình trạng công nợ trên cơ sở phân chia toàn bộ tài sản của doanh nghiệp sau khi thanh lý một cách hợp lý cho tất cả các chủ nợ liên quan trong giới hạn của số tài sản đó.
+Giải thể: Doanh nghiệp giải thể chỉ đơn thuần là giải quyết dứt điểm tình trạng công nợ, thanh lý tài sản, do doanh nghiệp tự mình quyết định hoặc do cơ quan có tổ chức cho phép thành lập quyết định giải thể.
- Về bản chất của thủ tục
+Phá sản: Là thủ tục tư pháp, thực hiện theo quy định của Luật phá sản 2014
+Giải thể: Là thủ tục hành chính, thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014
- Về hậu quả:
+Phá sản: Không phải bao giờ cũng dẫn đến việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động và bị xóa tên trong sổ Đăng kí kinh doanh
+Giải thể: Doanh nghiệp sau khi giải thể sẽ chấm dứt hoạt động và xóa tên của doanh nghiệp trong sổ Đăng ký kinh doanh
- Về quyền của chủ sở hữu doanh nghiệp:
+Phá sản: Chủ doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp phá sản hầu hết không có quyền gì liên quan đến tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp sẽ bị hạn chế quyền giữ chức vụ giám đốc/ Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác trong vòng 1- 3 năm sau khi doanh nghiệp bị phá sản trừ trường hợp doanh nghiệp phá sản với lý do bất khả kháng ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp.
+Giải thể: Chủ doanh nghiệp vẫn có thể đứng ra thành lập, điều hành công ty mới sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài sản.
- Về thái độ của Nhà nước:
+Phá sản: Nhà nước có thể hạn chế quyền tự do kinh doanh đối với chủ sở hữu hay người quản lý điều hành.
+Giải thể: Quyền tự do kinh doanh của chủ sở hữu, người quản lý điều hành không bị hạn chế.