info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Nhóm hàng hóa và dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu

Một trong những bước bắt buộc trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là việc tra cứu, phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ cần bảo hộ thương hiệu. Vậy, pháp luật hiện hành quy định như thế nào về vấn đề này? Nhóm hàng hóa và dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu có ý nghĩa gì? Cách để phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu ra sao? Bài viết sau đây của Luật Minh Anh sẽ giải đáp điều đó.

Nhóm hàng hóa và dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu

Quy định về nhóm hàng hóa và dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu

Nhóm hàng hóa, dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu là bảng phân loại các hàng hóa, dịch vụ khi nộp đơn đăng ký thương hiệu. Theo Thông báo số 23099/TB-SHTT ngày 19/11/2019 của Cục sở hữu trí tuệ quy định, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, việc phân loại các hàng hóa, dịch vụ khi nộp đơn đăng ký thương hiệu được áp dụng theo bản tiếng Việt của Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2020.

Theo đó, tại bảng phân loại hàng hóa dịch vụ được chia thành 45 nhóm, từ nhóm 1 đến nhóm 34 là các nhóm về hàng hóa, từ nhóm 35 đến nhóm 45 là các nhóm về dịch vụ.

Tác hại của việc không phân nhóm hàng hóa, dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu

Thứ nhất, không phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu thì người nộp đơn yêu cầu bảo hộ sẽ phải nộp phí dịch vụ phân nhóm, phân loại theo quy định. Phân loại hàng hóa, dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu là một thủ tục bắt buộc phải thực hiện khi đăng ký bảo hộ. Điều này được quy định tại Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BKHCN hướng dẫn thi hành luật sở hữu trí tuệ, có quy định như sau: Đối tượng được yêu cầu đăng ký bảo hộ cần phải được phân nhóm, phân loại chính xác theo quy định. Nếu cá nhân, tổ chức nộp đơn mà không tự phân nhóm, phân loại hoặc phân nhóm, phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện việc này và người nộp đơn phải nộp phí dịch vụ phân nhóm, phân loại theo quy định. Ngoài ra.

Thứ hai, không phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu thì khó xác định được phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu. Do đó, để đảm bảo cho lợi ích lâu dài cũng  như quyền lợi của mình, chủ thể nộp đơn cần chủ động thực hiện phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu.

Hướng dẫn cách phân nhóm hàng hóa, dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu

Bước 1: Truy cập vào bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2020 (tiếng Việt) do Cục sở hữu trí tuệ công bố;

Bước 2: Dựa vào bảng phân loại, khảo sát và phân nhóm nhãn hiệu của mình cần bảo hộ thuộc lĩnh vực gì, nằm trong nhóm nào được quy định:

  • Đối với hàng hóa, rà soát từ nhóm 1 đến nhóm 34, có thể dựa trên những nguyên tắc sau:

+ Trước hết, lấy tiêu chí chức năng và mục đích của hàng hóa trong tiêu đề các nhóm.

+ Trong trường hợp tiêu đề không đề cập đến mục đích và chức năng thì hàng hóa đó sẽ được phân loại trên tiêu chí sự tương tự với sản phẩm hàng hóa khác trong danh mục theo vần chữ cái.

+ Trong trường hợp mà không truy cứu được tiêu chí khác nữa thì có thể dựa vào tiêu chí là vật liệu, nguyên liệu và phương thức hoạt động của hàng hóa.

  • Đối với dịch vụ, rà soát từ nhóm 35 đến nhóm 45, có thể dựa trên những nguyên tắc sau:

+ Rà sát tiêu đề và lấy cơ sở ngành hoạt động để phân loại. Trong trường hợp không có ngành hoạt động trong tiêu đề thì phân loại theo một dịch vụ tương tự trong nhóm theo vần chữ cái.

+ Nhóm 35 là nhóm phân loại các dịch vụ mua bán, hàng hóa, siêu thị dựa trên phần giải thích đi kèm.

+ Nhóm dịch vụ cho thuê được phân loại cùng nhóm với dịch vụ được cung cấp bởi phương tiện cho thuê.

+ Nhóm dịch vụ tư vấn được phân loại cùng nhóm với dịch vụ tương tự lĩnh vực đó.

Lưu ý khi phân nhóm hàng hóa, dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu:

  • Có thể truy cập thư viện tra cứu tại trang web của Cục Sở hữu trí tuệ, xem cá nhân, tổ chức khác phân nhóm về ngành tương tự ngành mình muốn bảo hộ nhãn hiệu như thế nào thì có thể tham khảo để phân loại chính xác hơn.
  • Chỉ nên chọn và phân nhóm những nhóm mình thực sự sản xuất kinh doanh hoặc có kế hoạch kinh doanh trung hạn. Bởi vì khi cá nhân, tổ chức phân quá nhiều nhóm có thể gây cản trở đến khả năng bảo hộ, mất thời gian và đồng thời tốn kém chi phí Nhà nước phải nộp.

Bước 3: Điền phân nhóm vào phần “Danh mục các hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu” trong Tờ khai và hoàn thiện hồ sơ hợp lệ.

Như vậy, cá nhân, tổ chức có thể phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu dựa trên bảng phân loại Ni-xơ. Tuy nhiên, việc phân loại này đòi hỏi phải có kiến thức nhất định về pháp luật sở hữu trí tuệ, để đề phòng trường hợp mất phí vì phân loại sai thì cá nhân, tổ chức có nhu cầu nên lựa chọn dịch vụ pháp lý về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để được hỗ trợ.

Mời Quý khách cùng các bạn tham khảo thêm về bảo hộ thương tại bài viết: Đăng ký bảo hộ thương hiệu