info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Nhóm hàng hóa & dịch vụ cần bảo hộ thương hiệu

” Nhóm hàng hóa & dịch vụ cần bảo hộ thương hiệu ” Bạn đang có nhu cầu thực hiện bảo hộ thương hiệu? Bạn đang bối rối vì không biết nhóm hàng hóa, dịch vụ nào cần bảo hộ thương hiệu? Bạn đang loay hoay vì không hiểu rõ quy định của pháp luật hiện hành về nhóm hàng hóa, dịch vụ cần bảo hộ thương hiệu? Đừng lo, bài viết sau đây của Luật Minh Anh sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề này.

Nhóm hàng hóa & dịch vụ cần bảo hộ thương hiệu

Nhóm hàng hóa, dịch vụ cần bảo hộ thương hiệu được quy định ở đâu?

Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Thông báo số 23099/TB-SHTT ngày 19/11/2019 quy định, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, việc phân loại các hàng hóa, dịch vụ khi nộp đơn đăng ký thương hiệu được áp dụng theo bản tiếng Việt của Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2020 được Cục Sở hữu trí tuệ dịch từ bản tiếng Anh do WIPO công bố.

Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2020 là một hệ thống phân loại quốc tế được sử dụng để phân loại các hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho mục đích đăng ký thương hiệu. Phân loại Ni-xơ được xây dựng theo Thỏa ước Ni-xơ vào năm 1957 và được một Hội đồng chuyên gia của Ủy ban Ni-xơ tiến hành sửa đổi thường kỳ. Bảng phân loại hàng hóa dịch vụ được chia thành 45 nhóm, từ nhóm 1 đến nhóm 34 là các nhóm về hàng hóa, từ nhóm 35 đến nhóm 45 là các nhóm về dịch vụ.

Ý nghĩa của việc phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ cần bảo hộ thương hiệu

Thứ nhất, việc phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ cần bảo hộ sẽ giúp thống nhất cách phân loại hình nhãn hiệu trên phạm vi quốc tế, từ đó, tạo điều kiện để cơ quan Sở hữu trí tuệ của các quốc gia có thể cùng áp dụng để dễ dàng thẩm định các thương hiệu cần bảo hộ.

Thứ hai, việc áp dụng cách phân loại chung từ quy định nhóm hàng hóa, dịch vụ cần bảo hộ thương hiệu sẽ giúp quá trình thẩm định và cấp văn bằng bảo hộ nhanh chóng, không bị mâu thuẫn với nhau hoặc bỏ sót thương hiệu.

Thứ ba, việc phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ cần bảo hộ thương hiệu còn phục vụ cho việc đăng ký thương hiệu của cá nhân, tổ chức. Theo đó, cá nhân, tổ chức cần xác định đúng và phân loại chính xác hàng hóa, dịch vụ mà mình yêu cầu bảo hộ thuộc nhóm nào theo Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2020. Nếu không phân loại chính xác thì cá nhân, tổ chức phải nộp thêm một phần chi phí cho việc phân loại lại do Cục sở hữu trí tuệ thực hiện.

Thứ tư, việc phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ cần bảo hộ thương hiệu còn xác định phạm vi bảo hộ của thương hiệu. Do đó, phân loại chính xác nhóm hàng hóa, dịch vụ cần bảo hộ sẽ đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp lâu dài của mình.

Nhóm hàng hóa cần bảo hộ thương hiệu

Nhóm hàng hóa cần bảo hộ thương hiệu được quy định từ Nhóm 1 đến Nhóm 34 tại Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2020. Cụ thể:

  • Nhóm 1: chủ yếu gồm các sản phẩm hoá học dùng trong công nghiệp, khoa học và nông nghiệp, bao gồm các sản phẩm hóa học dùng để chế tạo các sản phẩm thuộc các nhóm khác.
  • Nhóm 2: chủ yếu gồm các loại sơn, c h ấ t nhu ộm màu và chế phẩm chống ăn mòn.
  • Nhóm 3: chủ yếu gồm các chế phẩm vệ sinh không chứa thuốc, cũng như các chế phẩm làm sạch để sử dụng trong nhà và các không gian khác.
  • Nhóm 4: chủ yếu gồm dầu và mỡ công nghiệp, nhiên liệu và vật liệu cháy sáng.
  • Nhóm 5: chủ yếu gồm dược phẩm và các chế phẩm khác dùng cho mục đích y tế hoặc thú y.
  • Nhóm 6: chủ yếu gồm kim loại thường chưa được gia công và được gia công một phần, bao gồm cả quặng, cũng như một số hàng hóa làm từ kim loại thường.
  • Nhóm 7: chủ yếu gồm các loại máy móc và máy công cụ, động cơ và đầu máy.
  • Nhóm 8: chủ yếu gồm công cụ và dụng cụ cầm tay thao tác thủ công để thực hiện các công việc như khoan, tạo hình, cắt và đục lỗ.
  • Nhóm 9: chủ yếu bao gồm các thiết bị và dụng cụ khoa học hoặc dùng cho mục đích nghiên cứu, các thiết bị nghe nhìn và thiết bị công nghệ thông tin, cũng như các thiết bị an toàn và cấp cứu.
  • Nhóm 10: chủ yếu gồm các thiết bị, dụng cụ và đồ dùng y tế, phẫu thuật, nha khoa và thú y thường được dùng để chẩn đoán, điều trị hoặc cải thiện chức năng hoặc tình trạng của con người và động vật.
  • Nhóm 11: chủ yếu bao gồm các thiết bị và hệ thống kiểm soát môi trường, đặc biệt, cho mục đích chiếu sáng, nấu nướng, làm mát và vệ sinh.
  • Nhóm 12: chủ yếu gồm các phương tiện giao thông và thiết bị dùng để vận chuyển người hoặc hàng hóa trên bộ, trên không hoặc dưới nước.
  • Nhóm 13: chủ yếu gồm súng cầm tay các loại và các sản phẩm pháo hoa.
  • Nhóm 14: chủ yếu gồm các kim loại quý và hàng hoá làm từ các kim loại quý hoặc bọc bằng kim loại này, như là đồ trang sức, đồng hồ và đồng hồ đeo tay và các bộ phận của chúng.
  • Nhóm 15: chủ yếu bao gồm các dụng cụ âm nhạc, các bộ phận và phụ kiện của chúng.
  • Nhóm 16: bao gồm chủ yếu gồm giấy, các tông và một số hàng hoá làm bằng các vật liệu này, cũng như đồ dùng văn phòng.
  • Nhóm 17: chủ yếu gồm vật liệu và chất dẻo cách điện, cách nhiệt và cách âm, được dùng trong sản xuất ở dạng tấm, khối và thanh, cũng như một số hàng hóa bằng cao su, nhựa pec-ca, amiăng, gôm, mica hoặc vật liệu thay thế.
  • Nhóm 18: chủ yếu gồm da, giả da và một số hàng hóa bằng các vật liệu kể trên.
  • Nhóm 19: chủ yếu gồm các vật liệu, phi kim loại, dùng cho xây dựng.
  • Nhóm 20: chủ yếu gồm đồ đạc và các bộ phận của chúng, cũng như một số hàng hóa làm bằng gỗ, li-e, lau, sậy, cói, liễu gai, sừng, xương, ngà voi, phiến sừng ở hàm cá voi, vỏ sò, vỏ ốc, hổ phách, xà cừ, đá bọt, thế phẩm của các vật liệu này, hoặc làm bằng chất dẻo.
  • Nhóm 21: chủ yếu gồm dụng cụ và máy, thiết bị loại nhỏ thao tác bằng tay dùng cho gia đình và bếp núc cũng như dụng cụ trang điểm và vệ sinh, đồ thuỷ tinh và một số hàng hóa làm từ sành, sứ, gốm, đất nung hoặc thủy tinh.
  • Nhóm 22: chủ yếu gồm vải bạt và vật liệu khác dùng để làm buồm, dây thừng, vật liệu để nhồi, đệm (lót) và vật liệu sợi dệt dạng thô.
  • Nhóm 23: chủ yếu gồm các loại sợi tự nhiên và tổng hợp dùng để dệt.
  • Nhóm 24: chủ yếu gồm các loại vải dệt và các loại vải phủ dùng cho gia đình.
  • Nhóm 25: chủ yếu bao gồm quần áo, đồ đi chân và đồ đội đầu dành cho người.
  • Nhóm 26: chủ yếu gồm các loại vật dụng cho thợ may trang phục nữ, tóc tự nhiên hoặc tổng hợp để đội, đồ trang trí cho tóc, cũng như những vật dụng trang trí nhỏ tô điểm cho đồ vật khác, chưa được xếp vào các nhóm khác.
  • Nhớm 27: chủ yếu gồm các sản phẩm để bọc phủ cho sàn nhà hoặc tường đã xây nhằm hoàn thiện, trang trí.
  • Nhóm 28: chủ yếu bao gồm đồ chơi, thiết bị để chơi trò chơi, dụng cụ thể thao, đồ vui chơi giải trí mới và các vật dụng kỳ dị, cũng như một số đồ vật để trang hoàng cây Noel.
  • Nhóm 29: chủ yếu gồm thực phẩm có nguồn gốc động vật, cũng như thực phẩm có nguồn gốc thực vật và các sản phẩm trong vườn có thể ăn được, đã được chế biến hoặc bảo quản để tiêu dùng.
  • Nhóm 30: chủ yếu gồm các loại thực phẩm gốc thực vật, trừ hoa quả và rau đã chế biến hoặc bảo quản để tiêu dùng, cũng như các gia vị để cải thiện hương vị thực phẩm.
  • Nhóm 31: chủ yếu gồm thổ sản và thủy sản chưa qua bất kỳ một sự chế biến nào để tiêu dùng, thực vật và động vật còn sống cũng như thức ăn cho động vật.
  • Nhóm 32: chủ yếu gồm bia và đồ uống không có cồn.
  • Nhóm 33: chủ yếu bao gồm các loại đồ uống, tinh chất và chiết xuất không có cồn.
  • Nhóm 34: chủ yếu bao gồm thuốc lá và các vật dụng dùng để hút thuốc, cũng như một số phụ kiện và đồ đựng thuốc lá.

Nhóm dịch vụ cần bảo hộ thương hiệu

Nhóm hàng hóa cần bảo hộ thương hiệu được quy định từ Nhóm 35 đến Nhóm 45 tại Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2020. Cụ thể:

  • Nhóm 35: chủ yếu gồm những dịch vụ do cá nhân hoặc tổ chức tiến hành nhằm mục đích chính là: (1) Giúp đỡ việc hoạt động hay điều hành một công ty thương mại, hoặc (2) Giúp đỡ một xí nghiệp công nghiệp hoặc thương mại điều hành việc kinh doanh hoặc thương mại, cũng như các dịch vụ của các cơ sở quảng cáo chịu trách nhiệm liên hệ với công chúng, tuyên bố hoặc thông báo bằng mọi phương tiện truyền bá và liên quan đến mọi loại hàng hoá hoặc dịch vụ.
  • Nhóm 36: chủ yếu gồm các dịch vụ tài chính và tiền tệ và các dịch vụ liên quan đến tất cả các loại hợp đồng bảo hiểm.
  • Nhóm 37: chủ yếu gồm những dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng, cũng như các dịch vụ để phục chế các đối tượng về trạng thái ban đầu của chúng hoặc duy trì/bảo tồn mà không làm thay đổi các đặc tính vật lý hay hoá học của chúng.
  • Nhóm 38: chủ yếu gồm các dịch vụ cho phép ít nhất một bên liên lạc với một bên khác, cũng như dịch vụ phát sóng và truyền dữ liệu..
  • Nhóm 39: chủ yếu gồm các dịch vụ để vận chuyển hành khách, động vật hay hàng hoá từ vị trí này đến vị trí khác bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường không hay đường ống và các dịch vụ cần thiết liên quan đến việc vận chuyển đó, cũng như lưu giữ hàng hoá trong trong bất kỳ một loại phương tiện chứa/kho chứa nào, trong các kho hàng hoặc trong các dạng toà nhà khác để bảo quản hoặc bảo vệ.
  • Nhóm 40: chủ yếu gồm các dịch vụ được thực hiện bằng việc xử lý, biến đổi hoặc sản xuất về cơ học hoặc hoá học các chất vô cơ hay hữu cơ hoặc các vật thể, bao gồm các dịch vụ sản xuất tùy chỉnh.
  • Nhóm 41: chủ yếu gồm các dịch vụ do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện để phát triển các năng lực tinh thần của người hoặc của động vật, cũng như các dịch vụ để giải trí hoặc để thu hút sự chú ý.
  • Nhóm 42: chủ yếu gồm dịch vụ do các cá nhân tiến hành liên quan đến các khía cạnh lý thuyết hay thực hành của các lĩnh vực hoạt động phức tạp, ví dụ, dịch vụ phòng thí nghiệm khoa học, kỹ thuật, lập trình máy tính, dịch vụ kiến trúc hoặc thiết kế nội thất.
  • Nhóm 43: chủ yếu bao gồm dịch vụ do các cá nhân hoặc các tổ chức thực hiện nhằm mục đích chuẩn bị thực phẩm và đồ uống để tiêu dùng và dịch vụ cung cấp chỗ ăn ở trong khách sạn, nhà trọ hoặc các cơ sở khác cung cấp chỗ ở tạm thời.
  • Nhớm 44: chủ yếu bao gồm chăm sóc y tế, bao gồm cả y học không tập quán, chăm sóc vệ sinh và chăm sóc sắc đẹp cho người và động vật do các cá nhân hoặc tổ chức thực hiện; cũng như các dịch vụ liên quan đến các lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm vườn và lâm nghiệp.
  • Nhóm 45: chủ yếu bao gồm dịch vụ pháp lý; dịch vụ an ninh thực thể nhằm bảo vệ người và tài sản hữu hình; dịch vụ cá nhân và xã hội được cung cấp bởi người khác để phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu của cá nhân.

* Nếu muốn được giải đáp thắc mắc hoặc Tư vấn bảo hộ thương hiệu, chi tiết về Nhóm hàng hóa & dịch vụ cần bảo hộ thương hiệu, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp cho chúng tôi theo số Hotline: 0938 834 386 hoặc địa chỉ email: info@luatminhanh.vn