info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự là gì?

Theo quy định của Điều 1 Bộ luật hình sự 201.
Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật quy định tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội.
Điều 1 của Bộ luật hình sự quy định về nhiệm vụ của luật hình sự. Với tư cách là một ngành luật độc lập và là luật nội dung, luật hình sự cú các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

  1. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đồng thời góp phần bảo vệ hũa bỡnh và an ninh của nhõn loại. Đây là nhiệm vụ chủ yếu và quan trọng nhất của luật hình sự.

Bằng những biện pháp và phương tiện đặc thù (riêng biệt) của mình, luật hình sự bảo vệ các quan hệ xã hội (khỏch thể) quan trọng này khỏi sự xõm hại của các hành vi phạm tội. Các chế tài hình sự (hình phạt) là những biện pháp mang tớnh cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất không chỉ nhằm mục đích trừng trị đối với người phạm tội mà cũn răn đe, phòng ngừa tội phạm cú hiệu quả.

  1. Đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm: nhiệm vụ này của Bộ luật hình sự thể hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”của Đảng và Nhà nước ta, lấy “giỏo dục phòng ngừa là chớnh” kết hợp với các biện pháp răn đe, xử lý nghiêm minh đối với các hành vi tội phạm nhằm giáo dục cải tạo người phạm tội trở thành công dân có ích cho xã hội và sớm hũa nhập với cộng đồng. Nhiệm vụ này của Bộ luật hình sự được thực hiện dưới hai hình thức:

– Ngăn ngừa riêng đối với những người đó phạm tội thụng qua việc xét xử và ỏp dụng hình phạt cùng các biện pháp cưỡng chế khác đồng thời tăng cường sự kiểm tra của xã hội đối với những người bị kết án nhằm ngăn ngừa họ phạm tội mới.
– Ngăn ngừa chung đối với các thành viên khác trong xã hội phạm tội bằng những quy định cấm của luật hình sự và khả năng ỏp dụng các chế tài hình sự (hình phạt) nếu họ thực hiện hành vi phạm tội.

  1. Giáo dục mọi công dân cú ý thức tụn trọng, tuõn thủ và chấp hành nghiờm chỉnh pháp luật, tích cực tham gia vào cụng cuộc đấu tranh phòng và chống ngừa tội phạm. Nhiệm vụ này của luật hình sự được thực hiện thông qua các hình thức sau:

– Bảo vệ các lợi ích của cá nhân, của xã hội và của Nhà nước bằng việc đe dọa áp dụng hình phạt nếu thực hiện hành vi phạm tội xâm hại các lợi ích này;
– Áp dụng hình phạt và các biện pháp cưỡng chế khác đối với người đó phạm tội (ngăn ngừa riêng) và răn de đối với các thành viên khác trong xã hội (ngăn ngừa chung);
– Phổ biến tuyên truyền luật hình sự rộng rãi trong quần chúng nhân dân.

  1. Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, Bộ luật hình sự quy định tội phạm và hình phạt áp dụng đối với người phạm tội: chỉ Bộ luật hình sự mới có nhiệm vụ này (mà không có một văn bản pháp luật nào khác). Đây là những điều cấm cùng các chế tài kèm theo được xác định trong Bộ luật này nhằm buộc mọi công dân phải tuân thủ. Nếu không tuõn thủ thì người vi phạm sẽ bị xử lý bằng các chế tài (hình phạt) tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xõm phạm, tớnh chất quan trọng của quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ.