info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Người nào được coi là đại diện theo pháp luật

Về vấn đề này, tư vấn pháp luật dân sự thuộc Luật Minh Anh xin được tư vấn như sau:
Theo uy định tại điều 141 của BLDS 2005 thì Người đại diện theo pháp luật có những yếu tố cơ bản như sau:
Điều 141. Người đại diện theo pháp luật
“Người đại diện theo pháp luật bao gồm:

  1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
  2. Người giám hộ đối với người được giám hộ;
  3. Người được Toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
  4. Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  5. Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình;
  6. Tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác;
  7. Những người khác theo quy định của pháp luật”.

Người đại diện theo pháp luật được xác định dựa trên  những cơ sở sau:
Do quan hệ huyết thống giữa người đại diện và người được đại diện mà pháp luật quy định quan hệ đại diện có tính chất đương nhiên như cha, mẹ với con chưa thành niên.
Quan hệ đại diện phát sinh dựa trên quan hệ giám hộ đương nhiên gồm những người có quan hệ gia đình với nhau hoặc giám hộ cử.
Đại diện trong trường hợp do Tòa án quyết định nhằm bảo vệ quyền lợi cho người được đại diện, như đại diện của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sư…
Người đứng đầu pháp nhân là người đại diện cho pháp nhân trong các quan hệ pháp luật nói chung, trong quan hệ dân sự nói riêng. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm về hành vi của người được đại diện được quy định trong điều lệ của tổ chức đó. Đối với pháp nhân nhà nước , người đại diện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Chủ hộ là người đại diện cho hộ gia đình trong các quan hệ dân sự, thương mại, đất đai liên quan tới tài sản chung của hộ gia đình trong sản xuất kinh doanh.
Tổ trưởng tổ hợp tác là người đại diện cho tổ hợp tác trong các giao dịch vì lợi ích của tổ hợp tác.