info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Người đại diện xác lập thực hiện vượt quá phạm vi đại diện

Theo quy định tại điều 146 BLDS thì Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập thực hiện vượt quá thẩm quyền được quy định như sau.
Điều 146. Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện
“1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối; nếu không được sự đồng ý thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện.

  1. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.
  2. Trong trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại”.

Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện. Trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết  mà không phản đối.
Đối với đại diện theo ủy quyền mà người đại diện xác lập thực hiện giao dịch vượt quá phạm vi ủy quyền mà người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối thì giao dịch đó vẫn có hiệu lực đối với người được đại diện. Nếu người được đại diện không đồng ý xác lập thực hiện giao dịch thì phần xác lập thực hiện do người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại diện không có hiệu lực với người được đại diện. Người đại diện phải tự chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự với những người tham gia giao dịch.
Tuy nhiên đối với đại diện theo pháp luật thì căn cứ vào điều lệ của pháp nhân, căn cứ vào nhiện vụ quyền hạn của người đứng đầu pháp nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định để xem xét người đại diện có vượt quá phạm vi đại diện hay không. Nếu vượt quá thẩm quyền đại diện thì pháp nhân sẽ không chịu trách nhiệm vê hành vi vượt quá của người đại diện, người đại diện phải tự mình thực hiện phần vượt quá đó.
Khi phát hiện người đại diện thực hiện hành vi vượt quá phạm vi đại diện thì người tham gia giao dịch có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện giao dịch hoặc hủy bỏ giao dịch đối với phần vượt quá đó hoặc hủy bỏ toàn bộ giao dịch và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có. Trong trường hợp người tham gia giao dịch biết người đại diện thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì phàn giao dịch vượt quá đó có hiệu lực đối với người tham gia giao dịch.
Trường hợp người tham gia giao dịch và người đại diện thông đồng để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thi phải tự chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.