info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cần những gì ?

” Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cần những gì ?” Nhãn hiệu là điều đầu tiên đi vào nhận thức của khách hàng cũng như là yếu tố đi vào tiềm thức của khách hàng khi khách hàng lựa chọn một hàng hóa hay dịch vụ. Do vậy, việc tạo dựng và sở hữu một nhãn hiệu độc quyền bằng cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đang ngày càng phổ biến. Vậy, với nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Luật Minh Anh sẽ trình bày vấn đề hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cần những gì trong bài viết sau.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cần những gì

Điều kiện chung đối với thành phần hố sơ bảo hộ nhãn hiệu

  • Một bộ hồ sơ chỉ được phép yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
  • Tất cả các thành phần trong hồ sơ đều được viết bằng tiếng Việt; nếu bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch sang tiếng Việt.
  • Tài liệu có trong hồ sơ cần được trình bày theo chiều dọc (trừ bảng biểu, hình vẽ, sơ đồ) trên một mặt giấy khổ A4, trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn.
  • Tài liệu được yêu cầu lập theo mẫu quy định thì cần thực hiện đúng và đầy đủ.
  • Cần ghi số thứ tự trang đối với loại tài liệu nhiều trang (ghi bằng chữ số Ả-rập).
  • Tài liệu nộp phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, rõ ràng và sạch sẽ, không được sửa chữa và tẩy xóa. Trong trường hợp sửa chữa và tẩy xóa không đáng kể thì phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn.
  • Thuật ngữ dùng trong hồ sơ là thuật ngữ phổ thông, tất cả đều phải tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam.
  • Hồ sơ có thể có thành phần kèm theo là tài liệu bổ trợ dưới dạng dữ liệu điện tử.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cần những gì?

Cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thông thường thì cần chuẩn bị đầy đủ những thành phần hồ sơ như sau:

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo, giống nhau về kích thước, kiểu dáng và màu sắc, được dán trên tờ khai đăng ký nhãn hiệu và mẫu đi kèm bên ngoài.

– Chứng từ nộp phí, lệ phí;

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– 01 giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);

– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký, bao gồm: 01 bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh, 01 bản sao giấy phép hoặc quyết định hoặc giấy phép thành lập, 01 bản sao điều lệ hoạt động của tổ chức hoặc doanh nghiệp;

– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết cần những gì?

Đối với trường hợp cá nhân, tổ chức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết thì cần chuẩn bị những thành phần hồ sơ như sau:

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí;

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng của sản phẩm mang nhãn hiệu;

– Bản đồ khu vực địa lý;

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu;

– 01 giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);

– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Luật Minh Anh – dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng đầu cả nước

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không quá phức tạp nhưng đòi hỏi sự cẩn trọng và nhiều thời gian cũng như công sức. Với mục đích tiết kiệm thời gian tối đa để có thể chạy đua với hàng nghìn hồ sơ đằng ký nhãn hiệu vẫn tằng lên hàng ngày tại Cục sở hữu trí tuệ, đồng thời tăng tỉ lệ đăng ký nhãn hiệu thành công cũng như rút ngắn thời gian được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu do Luật Minh Anh cung cấp là lựa chọn được cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng. Với đội ngũ luật sư – chuyên viên pháp lý có kiến thức, có kinh nghiệm, có trách nhiệm và tận tụy phục vụ, Luật Minh Anh hứa hẹn sẽ mang đến cho quý khách hàng dịch vụ hỗ trợ thực hiện soạn thảo hồ sơ hợp lệ, đầy đủ cũng như trọn gói dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tốt nhất.