Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm – Có rất nhiều ngành nghề kinh doanh, buôn bán và sản xuất liên quan đến thực phẩm phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, Tư vấn Minh Anh chuyên tư vấn thủ tục xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp hồ sơ, đại diện khách hàng nộp hồ sơ xin cấp giấy phép cho cơ quan nhà nước, vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành chính.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh an toàn thực phẩm và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnh an toàn thực phẩm thì áp dụng điều ước quốc tế đó.
Các ngành nghề phải xin giấy phép an toàn thực phẩm
1. “Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định” là bất cứ một gian nhà, toà nhà nằm trong mặt phố, dùng để kinh doanh thực phẩm được chia làm hai loại: cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở bán thực phẩm.
“Cơ sở dịch vụ ăn uống” là các cơ sở chế biến, xử lý thực phẩm để bán cho khách ăn uống ngay tại chỗ.
“Cơ sở bán thực phẩm” là các cơ sở chỉ để bán thực phẩm (còn gọi là cửa hàng thực phẩm) không có dịch vụ ăn uống tại chỗ.
2. “Cửa hàng ăn” hay còn gọi là tiệm ăn là các cơ sở dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ bảo đảm cùng lúc cho số lượng người ăn khoảng dưới 50 người (cửa hàng cơm bình dân, phở, bún, miến, cháo…).
3. “Nhà hàng ăn uống” là các cơ sở ăn uống, thường có từ 50 người ăn đồng thời một lúc.
4. “Quán ăn” là các cơ sở ăn uống nhỏ, thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ, có tính bán cơ động, thường được bố trí ở dọc đường, trên hè phố, những nơi công cộng.
5. “Căng tin” là cơ sở bán quà bánh, hàng điểm tâm giải khát và ăn uống trong tập thể nội bộ cơ quan.
6. ”Chợ” là nơi để mọi người đến mua, bán theo những ngày, buổi nhất định.
7. “Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể” là nhà dùng làm chỗ ăn uống cho tập thể, bao gồm cả chế biến, nấu nướng tại chỗ.
8. “Siêu thị” là các cửa hàng rất lớn, bán thực phẩm và hàng hoá đủ loại.
9. “Hội chợ” là nơi tổ chức trưng bày, giới thiệu, thi, đánh giá chất lượng hàng hoá.
Hồ sơ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu);
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sao y công chứng);
3. Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở vật chất đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh; mô tả quy trình chế biến thực phẩm);
4. Bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm do đơn vị sản xuất kinh doanh;
5. Chứng nhận sức khoẻ của người trực tiếp sản xuất kinh doanh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
6. Chứng nhận hoàn thành khoá tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Tư vấn giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Tư vấn Minh Anh
Lợi ích của khách hàng khi sử dụng dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Tư vấn Minh Anh:
1. Tư vấn Minh Anh sẽ kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng
2. Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
3. Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu;
4. Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.
5. Đại diện lên Bộ y tế để nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách hàng.
6. Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Bộ y tế, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
7. Nhận Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Bộ y tế và bàn giao cho Qúy khách hàng.