Giấy phép dán nhãn năng lượng cho máy in
Máy in là một thiết bị dùng để thể hiện ra các chất liệu khác nhau các nội dung được soạn thảo hoặc thiết kế sẵn. Ngày 14/03/2013 Bộ Công Thương đã ban hành quyết định số 1559/QĐ-BCT về việc tổ chức dán nhãn năng lượng cho sản phẩm máy in trước khi sản phẩm được lưu hành trên thị trường. Thủ tục dán nhãn năng lượng cho sản phẩm máy in được quy định như sau:
1. Căn cứ pháp lý.
Quyết định số 51/2011/QĐ-TTg quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện;
Quyết định số 03/2013/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 51/2011/QĐ-TTg;
Thông tư số 07/2012/TT-BCT quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện và thiết bị sử dụng năng lượng;
Quyết định số 1559/QĐ-BCT ngày 14/03/2013 về việc công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm màn hình máy tính, máy in, máy photocopy, máy điều hòa không khí gia dụng có biến tần và máy thu hình.
2. Thủ tục xin giấy phép dán nhãn năng lượng
Bước 1: Thử nghiệm mẫu máy in. Mẫu điển hình do doanh nghiệp lấy và được gửi tới tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định để thử nghiệm theo tiêu chuẩn tương ứng. Kết quả của bước 01 là doanh nghiệp được cấp phiếu kết quả thử nghiệm cho máy in.
Bước 2: Lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng cho sản phẩm máy in và gửi về Tổng cục Năng lượng để thẩm định và cấp giấy chứng nhận.
3. Hồ sơ. Hồ sơ gửi về Tổng cục Năng lượng bao gồm:
Giấy đăng ký chứng nhận dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng);
Bản sao của hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hóa ở nước ngoài (đối với các nhà nhập khẩu) và Tờ khai hàng hóa nhập khẩu;
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa;
Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa (bản sao có đóng dấu xác nhận của người đứng đầu doanh nghiệp), bản mô tả tóm tắt các thông số đặc trưng cơ bản của phương tiện, thiết bị;
Kết quả thử nghiệm do Tổ chức thử nghiệm được chỉ định cấp có thời hạn không quá 06 tháng kể từ ngày cấp;
Hồ sơ, tài liệu, quy trình quản lý chất lượng của doanh nghiệp;
Hồ sơ, chứng chỉ quản lý chất lượng liên quan.
Đối với trường hợp đại lý nộp thay cho nhà sản xuất ở nước ngoài, đại lý phải xuất trình Giấy ủy quyền. Trường hợp các hồ sơ, tài liệu nêu trên bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.
4. Thời hạn của giấy chứng nhận.
Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng máy in do Bộ Công Thương cấp có giá trị trong thời hạn sau:
Đối với nhà sản xuất: Giấy chứng nhận có thời hạn tối đa là 03 (ba) năm.
Đối với doanh nghiệp nhập khẩu: Giấy chứng nhận chỉ có giá trị cho từng lô hàng nhập khẩu. Các lô nhập tiếp theo có cùng xuất xứ, cùng địa chỉ nhà máy sản xuất, không có thay đổi về kỹ thuật làm ảnh hưởng đến các yêu cầu chứng nhận, Doanh nghiệp nhập khẩu nộp hồ sơ báo cáo Tổng cục Năng lượng để Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận mới. Nếu có sự thay đổi về xuất xứ hàng hóa hoặc địa điểm nhà máy sản xuất hoặc model hoặc thiết kế kỹ thuật thì phải đánh giá, chứng nhận lại;
5. Quy trình thực hiện dịch vụ xin giấy phép dán nhãn năng lượng cho sản phẩm máy in tại Luật Minh Anh.
Tư vấn các thủ tục liên quan đến dán nhãn năng lượng cho sản phẩm máy in. Kiểm tra và đánh giá về mặt pháp lý sự phù hợp của các hồ sơ, tài liệu, giấy tờ khách hàng cung cấp.
Hỗ trợ khách hàng liên hệ các đơn vị có chức năng dịch thuật, chứng thực để dịch thuật, chứng thực các tài liệu pháp lý có liên quan đến việc xin giấy phép (nếu có yêu cầu)
Soạn hồ sơ liên quan đến việc xin giấy phép dán nhãn năng lượng.
Đại diện khách hàng nộp và thực hiện các thủ tục sửa hồ sơ, giải trình tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đại diện khách hàng nhận kết quả.
Tư vấn cho khách hàng những vấn đề cần thực hiện sau khi có giấy phép dán nhãn năng lượng cho máy in.