info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Điều kiện cấp giấy phép lao động đối với lao động nước ngoài

” Điều kiện cấp giấy phép lao động đối với lao động nước ngoài” Trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu hiện nay, vấn đề dịch chuyển lao động không còn xa lạ nữa. Người lao động di chuyển từ vùng lãnh thổ, quốc gia này đến vùng lãnh thổ, quốc gia khác tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn, có điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ tốt đã không còn hiếm. Tùy thuộc vào hệ thống pháp luật của từng quốc gia mà sẽ có những yêu cầu khác nhau đối với người lao động nước ngoài.

Điều kiện cấp giấy phép lao động đối với lao động nước ngoài

Tại Việt Nam, người nước ngoài muốn đến Việt Nam làm việc dưới dạng hợp đồng lao động thì cần tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về lao động, xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài.

Để có thể đến Việt Nam làm việc, người lao động nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện gì? Thủ tục để xin cấp Giấy phép cho người lao động nước ngoài như thế nào?

Bài viết này sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp cũng như người lao động nước ngoài nắm rõ được các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề “Điều kiện để cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài”.

Đầu tiên, ta cần hiểu rõ hệ thống pháp luật Việt Nam nhận định như thế nào là người lao động nước ngoài. Các chủ thể nào có quyền sử dụng lao động là người nước ngoài.

Người lao động nước ngoài có thể đến Việt Nam làm việc dưới một trong các hình thức sau:

  • Thực hiện hợp đồng lao động;
  • Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
  • Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
  • Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
  • Chào bán dịch vụ;
  • Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Tình nguyện viên;
  • Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
  • Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
  • Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.
  • Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Các chủ thể có thể tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài bao gồm:

  • Doanh nghiệp 
  • Nhà thầu nước ngoài hoặc trong nước tham dự thầu, thực hiện hợp đồng;
  • Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập;
  • Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
  • Tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
  • Tổ chức sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
  • Văn phòng của dự án nước ngoài hoặc của tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
  • Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc của nhà thầu nước ngoài được đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật;
  • Các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
  • Hội, hiệp hội doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
  • Hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Việc sử dụng người lao động nước ngoài luôn cần có sự kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sự công bằng cho cả người lao động trong nước và người lao động nước ngoài.

Do đó, người lao động nước ngoài cũng như người sử dụng lao động nước ngoài đều cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định.

Đối với người lao động nước ngoài, muốn gia nhập vào thị trường lao động ở Việt Nam cần có đủ các điều kiện sau:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
  • Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;
  • Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật lao động 2012

Chủ sở hữu lao động cần đáp ứng các điều kiện sau mới được phép tuyển dụng, thuê người lao động nước ngoài  đến Việt Nam làm việc:

Thứ nhất, chủ sở hữu lao động chỉ được phép tuyển dụng lao động để nắm giữ các chức danh quản lý, chuyên gia, kỹ thuật viên nếu như lao động là người Việt Nam chưa đáp ứng đủ các điều kiện đối với vị trí họ tuyển dụng.

Thứ hai, Chủ sở hữu lao động cần làm hồ sơ giải trình về nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài của họ và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Trừ những trường hợp không cần cấp Giấy phép lao động được quy định tại điều  Khoản 3, 4, 5 và 8 Điều 172 Bộ luật lao động và điểm e, h, ibởi Khoản 2 Điều 11 Nghị định 140/2018/NĐ-CP thì chủ sử dụng lao động không cần xác định nhu cầu sử dụng lao động.

Giấy phép lao động là cơ sở pháp lý xác minh tính hợp pháp của người lao động nước ngoài cũng như là điều kiện để người lao động nước ngoài có thể thực hiện các thủ tục xuất nhập cảnh vào Việt Nam, cơ sở để đảm bảo quyền lợi pháp lý cho người lao động. Nếu người lao động nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam một cách trái phép, không có giấy phép lao động sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam, và khi bị xâm phạm đến quyền lợi ích hợp pháp của mình sẽ không được nhà nước Việt Nam bảo hộ.

Hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  •  Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ.
  •  Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp. Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp có hiệu lực không được quá 6 tháng kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.
  • Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật
  • 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  • Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật.
  • có liên quankhác..

Trình tự cấp Giấy phép lao động:

Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam, chủ sử dụng lao động nộp một bộ hồ sơ như trên đến Sở lao động – thương binh và xã hội nơi người lao động dự kiến làm việc.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở lao động -Thương binh và Xã hội xem xét hồ sơ, cấp Giấy phép lao động cho người lao động. Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

Sau khi được cấp giấy phép lao động, người lao động đến làm việc theo hình thức thực hiện hợp đồng lao động cần kí kết hợp đồng lao động với chủ sử dụng lao động trước ngày dự kiến bắt đầu làm việc chính thức. Trong vòng 5 ngày, sau khi kí kết hợp đồng người sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đã cấp giấy phép lao động.

⇒ Chúng tôi,  Luật sư tư vấn xin giấy phép lao động đang làm việc tại công ty Luật Minh Anh rất vinh dự được là đơn vị đại diện tư vấn và hướng dẫn ” Điều kiện cấp giấy phép lao động đối với lao động nước ngoài” cho quý khách hàng. Chúng tôi cam kết sẽ mang lại dịch vụ tốt nhất với mức chi phí ưu đãi.