info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu/thương hiệu

Nhãn hiệu là những dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm khác nhau. Nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức.
Thương hiệu – theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Ở khía cạnh này, thương hiệu thường chính là nhãn hiệu.
Đăng ký Bảo hộ nhãn hiệu/thương hiệu là việc một chủ thể thực thi quyền đối với nhãn hiệu do mình sở hữu thông quy hình thức đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhãn hiệu được bảo hộ trên cơ sở kết quả xem xét đơn của người nộp đơn, căn cứ vào các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Đăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu Tại Việt Nam các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu/thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Để các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy trình, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu/thương hiệu, Công ty Minh Anh xin đưa ra một số hướng dẫn về thủ tục đăng ký Bảo hộ nhãn hiệu/thương hiệu như sau:

  1. Kiểm tra nhãn hiệu/thương hiệu trước khi đăng ký bảo hộ.

Vì thời gian xét duyệt cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu/thương hiệu mất từ 12- 15 tháng nên đây được xem là bước quan trọng hàng đầu nhằm xác định nhãn hiệu của doanh nghiệp có khả năng bảo hộ hay không?
Có hai hình thức kiểm tra nhãn hiệu/thương hiệu:
Hình thức thứ nhất, Kiểm tra sơ bộ: đây là hình thức kiểm tra thông qua trang Noip.gov.vn. Thông qua hình thức này Chủ sở hữu nhãn hiệu/thương hiệu sẽ kiểm tra được nhãn hiệu của mình có bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với các đơn vị khác hay không một cách tương đối nhất.
Hình thức thứ hai: Kiểm tra đối chứng nhãn hiệu/thương hiệu: Đây là hình thức kiểm tra mất phí nhưng đem lại sự chính xác cao (80-90%). (Bằng hình thức tra cứu đối chứng Doanh nghiệp sẽ có bản đối chứng về việc nhãn hiệu đăng ký có bị trùng hay tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu cùng nhóm sản phẩm dịch vụ đã đăng ký trước đó hay không. Như vậy sẽ đảm bảo được tính chắc chắn hơn khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ.)

  1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu/thương hiệu.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu/thương hiệu chỉ bao gồm: 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu  (theo mẫu), tuy nhiên để hoàn thiện tờ khai các doanh nghiệp cần chuẩn bị 07 mẫu nhãn hiệu hoàn chỉnh; danh mục, hàng hóa, dịch vụ đã được phân loại theo bảng phân loại hàng hóa dịch vụ quốc tế (nice) gửi kèm.
Việc chuẩn bị hồ sơ tưởng chừng đơn giản, nhưng lại khá khó khăn đối với tổ chức, cá nhân doanh nghiệp không biết cách phân loại nhóm sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu của đơn vị mình.

  1. Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu/thương hiệu.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sau khi đã được chuẩn bị, Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp chỉ cần mang hồ sơ lên Cục SHTT để nộp. Các đơn vị ở ngoài khu vực Hà Nội và T.HCM có thể thông qua Sở KH&CN để tiến hành thủ tục này.

  1. Theo dõi tiến độ thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu.

Hiện nay trên Cục SHTT có 02 bước thẩm định hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.
Bước 1: Thẩm định hình thức đơn, kéo dài từ 01 – 02 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Bước 2: Thẩm định nội dung đơn, kéo dài từ 08 – 10 tháng kể từ ngày đơn vị nhận được công văn chấp thuận về hình thức đơn.

  1. Cấp văn bảng bảo hộ.

Sau khi kết thúc quá trình thẩm định hồ sơ, Cục SHTT sẽ tiến hành đăng công báo, hết thời gian đăng công báo, Cục SHTT sẽ thông báo cho các đơn vị nộp lệ phí cấp văn bẳng bảo hộ.

  1. Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Công ty Minh Anh.

– Tư vấn những yếu tố được bảo hộ, những yếu tố không nên bảo hộ;
– Tra cứu sơ bộ nhãn hiệu; Soạn hồ sơ Đăng ký nhãn hiệu/thương hiệu;
– Đại diện lên Cục sở hữu trí tuệ để nộp hồ sơ Đăng ký nhãn hiệu/thương hiệu;
– Đại diện theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp;
– Đại diện nhận giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ;
– Theo dõi xâm phạm nhãn hiệu, tiến hành lập hồ sơ tranh tụng khi cần thiết;
– Soạn công văn trả lời phúc đáp khi xảy ra tranh chấp nhãn hiệu với các chủ đơn khác;