info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Cha có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi không

” Cha có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi không ” Khi ly hôn ít nhất một trong các vấn đề về chấm dứt quan hệ hôn nhân, phân chia tài sản hay quyền nuôi con, cấp dưỡng cho con không thể thỏa thuận đều được giải quyết theo thủ tục ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu của một bên). Ở bài viết dưới đây cung cấp thông tin dịch vụ tư vấn ly hôn đơn phương có tranh chấp về nuôi con.

Cha có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi không

Không thể thỏa thuận quyền nuôi con thì ai là người có khả năng giành quyền trực tiếp nuôi con theo quy định của pháp luật?

Ai là người có quyền trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn?

Khi ly hôn, vợ/chồng có thể  thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi  bên sau ly hôn với con; trường hợp không thể thỏa thuận thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con.Muốn giành quyền nuôi con, hai bên phải chứng minh mình có điều kiện (vật chất, tinh thần) nuôi con tốt hơn, cụ thể:

Điều kiện vật chất: điều kiện kinh tế -thu nhập (đây là điều kiện quan trọng nhưng không phải duy nhất), chỗ ở ổn định cho con (là điều kiện tốt  để chứng minh quyền về chỗ ởcủa con sẽ được đảm), điều kiện học tập, y tế…

Điều kiện tinh thần: trẻ em là nhóm dễ bị tổn thương, nhất là trong hoàn cảnh cha mẹ ly hôn. Vì vậy, điều kiện về tinh thần cực quan trọng, tình cảm giành cho con từ trước đến giờ, thời gian quan tâm, chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ con; môi trường sống xung quanh; lối sống hằng ngày của bố/mẹ

Cha có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi không?

          Theo quy định của pháp luật, về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Đây là sự ưu tiên giành cho người mẹ .  Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, người cha vẫn có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Cụ thể:

  • Trường hợp: Cha mẹ thỏa thuận   cha là người trực tiếp nuôi con vì lợi ích của con. Sự thỏa thuận này xuất phát từ ý chí, sự tự nguyện của các bên nhằm bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho con và được pháp luật công nhận.
  • Trường hợp: Mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (Cần đưa ra được các căn cứ chứng minh trước Tòa: Người mẹ không đủ khả năng kinh tế, không có chỗ ở ổn định; nhân phẩm,  đạo đức, lối sống không lành mạnh; không có thời gian chăm sóc con,… Đó là những yễu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển toàn diện của con, nhất là con dưới 36 tháng tuổi chưa có khả năng tự lập, cần được chăm sóc nhiều); Trong khi đó , cha  là người có đủ điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con.

Ngoài ra, cha  có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Vì vậy,  trường hợp cha không được phân quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn thì có thể chờ tới khi con đủ 36 tháng tuổi trở lên  để yêu cầu Tòa. Mời đón đọc các bài viết ” tư vấn pháp luật về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con ” để hiểu rõ hơn về điều kiện, hồ sơ, thủ tục cần làm.

Dịch vụ tư vấn ly hôn đơn phương có tranh chấp về nuôi con uy tín

          Với đội ngũ luật sư, tư vấn viên chuyên nghiệp, kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp luật về hôn nhân và gia đình; dịch vụ tư vấn ly hôn đơn phương có tranh chấp về nuôi con, giải đáp nhiều câu hỏi như “Cha có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi không?” của Luật Minh Anh được bảo chứng bằng chính sự hài lòng, niềm tin của các khách hàng.