info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Các nguyên tắc xử lý hình sự đối với người phạm tội

Nguyên tắc xử lý hình sự đối với người phạm tội là một trong những nội dung quan trọng. Điều này nhằm đảm bảo việc xử lý hình sự đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Theo quy định của Điều 3 Bộ luật hình sự 2015 thì.

  1. Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật.
  2. Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.

Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng.
Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra.

  1. Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục.
  2. Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại giam, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt.
  3. Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hoà nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xãa án tích.

 
Điều 3 của Bộ luật hình sự quy định các nguyên tắc xử lý đối với tội phạm thể hiện chính sách hình sự vừa kiên quyết nghiêm minh, vừa khoan hồng nhân đạo của Nhà nước ta trong đấu tranh phòng và chống tội phạm. Cụ thể là:

  1. Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật. Nguyên tắc này thể hiện thái độ kiên quyết của Nhà nước trong việc xử lý đối với mọi hành vi xâm phạm các lợi ích được luật hình sự bảo vệ. Nó đũi hỏi các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi công dân có nhiệm vụ phải kịp thời phát hiện, tố giác hành vi phạm tội với cơ quan có thẩm quyền; các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm phát hiện kịp thời, bảo đảm không chỉ xử lý đúng người, đúng tội mà cũn không được làm oan người vô tội; không một hành vi phạm tội nào xảy ra mà không bị phát hiện và bị xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật hình sự; hình phạt mà Tũa ỏn áp dụng đối với người phạm tội phải phù hợp với các quy định của Bộ luật hình sự.
  2. Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội. Nguyên tắc này thể hiện tính dân chủ và công bằng của luật hình sự Việt Nam nhằm tụn trọng và bảo vệ các quyền dân chủ của công dân trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; quyền lợi của cụng dõn được pháp luật hình sự bảo vệ như nhau, không phân biệt nòi giống, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, tình trạng tài sản,… của công dân đó.
  3. Nguyên tắc xử lý tội phạm một mặt thể hiện sự chuyên chính, thái độ kiên quyết, không khoan nhượng của Nhà nước là nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng. Mặt khác, nó cũng thể hiện tính nhân đạo, sự khoan hồng và phân hóa tội phạm của Nhà nước trong xử lý tội phạm, tạo cơ hội để người phạm tội sớm trở thành người có ích cho xã hội, tái hoà nhập với cộng đồng, cụ thể là:

– Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra.
– Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục;
– Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại giam, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt.
– Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hoà nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xãa án tích.