info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Bộ luật dân sự quy định như thế nào về Tổ hợp tác

Về vấn đề này bộ phận tư vấn pháp luật dân sự của Luật Minh anh xin được trả lời như sau:
Bộ luật dân sự 2005 quy định Tổ hợp tác tại :
Điều 111. Tổ hợp tác

  1. “Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự.

Tổ hợp tác có đủ điều kiện để trở thành pháp nhân theo quy định của pháp luật thì đăng ký hoạt động với tư cách pháp nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  1. Hợp đồng hợp tác có các nội dung chủ yếu sau đây:
  2. a) Mục đích, thời hạn hợp đồng hợp tác;
  3. b) Họ, tên, nơi cư trú của tổ trưởng và các tổ viên;
  4. c) Mức đóng góp tài sản, nếu có; phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức giữa các tổ viên;
  5. d) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ trưởng, của các tổ viên;

đ) Điều kiện nhận tổ viên mới và ra khỏi tổ hợp tác;

  1. e) Điều kiện chấm dứt tổ hợp tác;
  2. g) Các thoả thuận khác”.

Theo quy định của BLDS tổ hợp tác được thừa nhận mang tư cách chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, là loại hình hợp tác sơ khai, đơn giản của kinh tế tập thể. Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của UBND cấp cơ sở với sự tham gia của 03 cá nhân trở nên cùng đóng góp tai sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định và cùng hưởng lợi và cùng chiu trách nhiệm.
Tổ hợp tác có một số đặc điểm tương tự như pháp nhân nhưng lại không phải là pháp nhân vì không có một số dấu hiệu của pháp nhân như: không có cơ cấu chặt chẽ, thống nhất, không có tài sản độc lập… Trong quá trình sản xuất kinh doanh tổ hợp tác đáp ứng được các điều kiện để trở thành pháp nhân theo quy định của pháp luật thì đăng ký hoạt động với tư cách là pháp nhân. Việc tổ chức thành lập do các cá nhân có nhu cầu đứng ra tổ chức. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận của các tổ viên trong đó bao gồm các nội dung sau:

  • Mục đích, thời hạn hợp đồng hợp tác
  • Họ, tên nơi cư trú của tổ trưởng, các tổ viên
  • Mức đóng góp tài sản nếu có, phương thức phân chia hoa lợi , lợi tức giữa các tổ viên
  • Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ trưởng, các tổ viên
  • Điều kiện nhân tổ viên mới, ra khỏi tổ hợp tác
  • Điều kiện chấm dứt hợp đồng hợp tác
  • Các thỏa thuận khác.

Trên đây là những quy định của pháp luật có tính chất hướng dẫn các tổ viên tổ hợp tác thảo luận và thỏa thuận về từng nội dung. Nếu các tổ viên thỏa thuận rõ ràng, cụ thể thì tạo cơ sở pháp lý để các thành viên thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình tốt hơn.
Mọi chi tiết bạn có thể liên hệ với tư vấn pháp luật trực tuyến của Luật Minh Anh.