info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Bị nghi ngờ là trộm cắp tài sản có bị phạt ở tù hay không

Trộm cắp tài sản là một trong những tội phạm phổ biến từ trước tới nay trong xã hội. Một cá nhân, tổ chức bị truy cứu về tội trộm cắp tài sản khi nào? Nếu bị nghi ngờ là trộm cắp tài sản có bị phạt, ở tù hay không? Bài viết sau đây của Luật Minh Anh sẽ làm rõ vấn đề này.

Bị nghi ngờ là trộm cắp tài sản có bị phạt ở tù hay không

Bị nghi ngờ là trộm cắp tài ăn có bị phạt, ở tù hay không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, một cá nhân, tổ chức bị coi là tội phạm khi và chỉ khi hành vi của cá nhân, tổ chức đó được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật hình sự hiện hành quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Điều này xuất phát từ nguyên tắc của luật hình sự Việt Nam, đó là nguyên tắc suy đoán vô tội, tức là, một người bị buộc tội sẽ không bị coi là có tội khi được chứng minh theo thủ tục Luật định.

Theo đó, trong trường hợp một cá nhân, tổ chức chỉ bị nghi ngờ là trộm cắp tài sản mà chưa được thực hiện chứng minh theo trình tự, thủ tục mà pháp luật hiện hành quy định thì vẫn chưa bị coi là có tội, do vậy, cũng chưa phải bị phạt hay ở tù. Tuy nhiên, nếu hành vi bị nghi ngờ là trộm cắp tài sản này bị buộc tội và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện điều tra, truy tố, chứng minh được và cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người bị nghi ngờ là trộm cắp tài sản có thể bị phạt hành chính hoặc phạt ở tù.

Khi nào thì hành vi trộm cắp tài sản chỉ là hành vi vi phạm hành chính?

Người bị nghi ngờ là trộm cắp tài sản sẽ phải chịu xử lý hành chính nếu thuộc trường hợp không đủ cấu thành tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015. Theo đó, hành vi trộm cắp tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản đang có người quản lý sẽ bị phạt hành chính nếu:

  • Tài sản trộm cắp trị giá dưới 02 triệu đồng;
  • Chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản;
  • Chưa bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản hoặc về tội chiếm đoạt có sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử và chưa được xóa án tích;
  • Chưa gây ra ảnh hưởng đến trật tự an ninh, an toàn xã hội (gây ra tâm lý lo lắng trong dân cư,…)
  • Tài sản trộm cắp không phải là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
  • Tài sản không phải là di vật, cổ vật.

Lúc này, hành vi bị nghi ngờ là trộm cắp tài sản sẽ được chứng minh, và nếu chứng minh đó là hành vi trộm cắp tài sản thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tư, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Cụ thể, người bị nghi ngờ là trộm cắp tài sản có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Khi nào thì hành vi trộm cắp tài sản bị phạt ở tù?

Người bị nghi ngờ là trộm cắp tài sản có thể bị phạt tù, tức là bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội trộm cắp tài sản được quy định tại Bộ luật hình sự nếu hành vi đó thỏa mãn 4 dấu hiệu pháp lý sau:

Thứ nhất, về mặt khách quan: Người bị nghi ngờ là trộm cắp tài sản mà sau quá trình chứng minh theo thủ tục luật định mà có hành vi sau đây: hành vi chiếm đoạt tài sản đang có người quản lý. Trong đó, lén lút là dấu hiệu có nội dung trái ngược với dấu hiệu công khai, theo đó, hành vi chiếm đoạt được thực hiện bằng hình thức có khả năng không cho phép chủ thể có tài sản biết có hành vi chiếm đoạt khi hành vi xảy ra. Và tài sản bị chiếm đoạt là tài sản mà người phạm tội biết là đang trong sự chiếm hữu của người khác hoặc đang còn trong khu vực quản lý, bảo quản của chủ tài sản.

Thứ hai, về mặt chủ quan: lỗi của người bị nghi ngờ trộm cắp tài sản là lỗi cố ý, biết tài sản chiếm đoạt có đặc điểm là đang có chủ sở hữu; nếu người phạm tội thực sự sai lầm cho rằng tài sản không có chủ quản lý thì hành vi không cấu thành tội trộm cắp tài sản.

Thứ ba, về chủ thể: là người từ đủ 14 tuổi trở lên hoặc là người từ đủ 16 tuổi trở lên theo quy định của từng trường hợp phạm tội cụ thể.

Thứ tư, về khách thể: hành vi trộm cắp tài sản mà cấu thành tội trộm cắp tài sản xâm phạm đến quyền sở hữu hợp pháp được pháp luật bảo vệ.

Như vậy, người bị nghi ngờ là trộm cắp tài sản có thể  bị phạt, ở tù nếu có đầy đủ 4 dấu hiệu pháp lý nêu trên. Cụ thể, người phạm tội sẽ phải chịu hình phạt như sau:

Thứ nhất, hình phạt chính:

  • Khung hình phạt cơ bản: bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất: phạt từ từ 02 năm đến 07 năm.
  • Khung hình phạt tăng nặng thứ hai: phạt từ từ 07 năm đến 15 năm.
  • Khung hình phạt tăng nặng thứ ba: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Thứ hai, hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng): phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

* Nếu muốn được giải đáp thắc mắc hoặc tư vấn chi tiết hơn trong trường hợp Bị nghi ngờ là trộm cắp tài sản có bị phạt, ở tù hay không? tìm luật sư, công ty luật Uy Tín . Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp cho Luật Minh Anh theo số điện thoại: 024 6328 3468 hoặc địa chỉ email: info@luatminhanh.vn